Cách bảo vệ khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm

CÔNG TY LUẬT TNHH VILOB NAM LONG

Theo quy định tại Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 về thẩm quyền điều tra vụ án hình sự:

“1. Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

2. Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự.

3. Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp.

4. Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trong trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.”

Trong trường hợp này, cơ quan công an huyện An Lão nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm, một vụ án hình sự liên quan tới bạn hay chính bạn là đối tượng bị tình nghi tội phạm thì cơ quan này hoàn toàn có thể tiến hành điều tra bạn. Tuy nhiên hành vi của một người công an liên tục tung tin nói bạn là người lừa đảo mà không có bất cứ căn cứ gì cả. Do mới chỉ có hành vi tung tin, xuyên tạc xâm phạm đến danh dự nhân phẩm của bạn, trong trường hợp này bạn có thể tiến hành các biện pháp như tự mình cải chính, yêu cầu người có hành vi vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền buộc người vi phạm cải chính thông tin, công khai xin lỗi đối với bạn theo quy định tại Điều 25 Bộ luật dân sự 2005:

“Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền:

1. Tự mình cải chính;

2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai;

3. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.”

Hoặc nếu có căn cứ chính xác về hành vi này bạn có thể tố cáo tới cơ quan công an về hành vi vu khống của người công an kia, căn cứ quy định Tại Điều 122 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 như sau :

“1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:

a)  Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với nhiều người;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người thi hành công vụ;

e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Như vậy bạn có thể tham khảo các quy định trên của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm.


CÔNG TY LUẬT TNHH WM

post-logo
  • » Luật Sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7 Gọi: 19008007
  • » Luật sư tư vấn pháp luật qua Email : hotro@keyweb.com
  • » Tham khảo dịch vụ luật sư và kiến thức
  • » Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.
  • » Khiếu nại về dịch vụ: 0981 759 726.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *