Thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài

CÔNG TY LUẬT TNHH VILOB NAM LONG

Khoản 2 Điều 37 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hôn như sau:

“2. Công dân Việt Nam đã ly hôn, hủy việc kết hôn ở nước ngoài, sau đó về nước thường trú hoặc làm thủ tục đăng ký kết hôn mới tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì phải ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy kết hôn đã được giải quyết ở nước ngoài (sau đây gọi là ghi chú ly hôn). Trường hợp đã nhiều lần ly hôn hoặc hủy việc kết hôn thì chỉ làm thủ tục ghi chú ly hôn gần nhất.”

Như vậy, nếu bạn đã làm thủ tục ly hôn tại nước ngoài, thì bạn sẽ thực hiện thủ tục ghi chú ly hôn vào Sổ hộ tịch.

* Thủ tục ghi chú ly hôn thực hiện theo quy định tại Điều 39 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau:

– Hồ sơ ghi chú ly hôn gồm các giấy tờ sau đây:

+ Tờ khai theo mẫu quy định;

+ Bản sao giấy tờ ly hôn đã có hiệu lực pháp luật.

– Thủ tục ghi chú ly hôn được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều 39 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, công chức làm công tác hộ tịch của Phòng Tư pháp kiểm tra hồ sơ. Nếu việc ghi chú ly hôn không vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 37 hoặc không thuộc trường hợp được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp theo quy định tại Khoản 3 Điều 37 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì Trưởng phòng Tư pháp ghi vào sổ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.

+ Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 10 ngày làm việc.

+ Nếu yêu cầu ghi chú ly hôn vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 37 hoặc thuộc trường hợp được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp theo quy định tại Khoản 3 Điều 37 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì Trưởng phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để từ chối.

+ Nếu việc kết hôn trước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dân Cấp xã hoặc Sở Tư pháp thì sau khi ghi chú ly hôn, Phòng Tư pháp gửi thông báo kèm theo bản sao trích lục hộ tịch cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Sở Tư pháp để ghi chú tiếp vào Sổ hộ tịch; nếu được đăng ký tại cơ quan đại diện thì gửi Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện ghi chú tiếp vào Sổ hộ tịch.

* Thẩm quyền ghi chú ly hôn: Căn cứ Khoản 2 Điều 38 Nghị định 123/2015/NĐ-CP: Công dân Việt Nam từ nước ngoài về thường trú tại Việt Nam có yêu cầu ghi chú ly hôn mà việc kết hôn trước đây được đăng ký tại cơ quan đại diện hoặc tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi công dân Việt Nam thường trú thực hiện.

Như vậy, bạn phải có giấy tờ ly hôn của Tòa án nước ngoài hoặc bản sao giấy tờ ly hôn hợp pháp thì thực hiện được thủ tục ghi chú ly hôn.


CÔNG TY LUẬT TNHH WM

post-logo
  • » Luật Sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7 Gọi: 19008007
  • » Luật sư tư vấn pháp luật qua Email : hotro@keyweb.com
  • » Tham khảo dịch vụ luật sư và kiến thức
  • » Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.
  • » Khiếu nại về dịch vụ: 0981 759 726.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *